
Giang mai là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục thường gặp và dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh ngoài da. Vậy làm thế nào để nhận biết được bệnh giang mai ở nữ giới? Đây là thắc mắc mà bất cứ phụ nữ nào cũng muốn biết để tự bảo vệ bản thân. Cùng Diag tìm hiểu các thông tin chi tiết về bệnh giang mai để phòng ngừa hiệu quả.
Bệnh giang mai ở nữ giới là do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Đây là loại xoắn khuẩn rất nhỏ khoảng 6 – 15 micromet, có hình dạng xoắn ốc đặc trưng.
Bệnh giang mai lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục, đặc biệt là khi quan hệ tình dục (QHTD) không an toàn. Điều này bao gồm QHTD đường âm đạo, hậu môn, và miệng. Ngoài ra, bệnh còn lây nhiễm qua đường máu đối với người làm nghề mại dâm, sử dụng ma túy hoặc dùng chung kim tiêm.
Giang mai diễn tiến qua 5 giai đoạn: Ủ bệnh, nguyên phát, thứ phát, tiềm ẩn, và lan tỏa, với những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Tuy nhiên, bệnh thường không biểu hiện triệu chứng trong thời kỳ ủ bệnh và tiềm ẩn. Trong khi đó, triệu chứng sẽ xuất hiện rõ nét hơn ở các giai đoạn còn lại.
1. Giai đoạn nguyên phát
Săng là dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai ở nữ nổi bật nhất trong giai đoạn đầu. Đây là những vết loét nông, có dạng tròn hoặc bầu dục, với kích thước từ 0,5 đến 2 cm. Bề mặt của săng thường có màu đỏ hoặc hồng nhạt, có viền bao quanh rõ ràng và nền cứng nhưng không nhô lên khỏi bề mặt da.
ο Xuất hiện ở vùng kín như âm đạo, môi lớn, và môi bé, chủ yếu do QHTD không an toàn. Nếu quan hệ đường miệng hoặc hậu môn thì săng sẽ xuất hiện ở miệng, hậu môn hoặc trực tràng.
ο Không gây đau, tự biến mất, và không để lại sẹo
Tuy nhiên, việc săng biến mất có thể gây nhầm lẫn rằng bệnh đã khỏi. Thực chất, vi khuẩn vẫn tồn tại trong cơ thể và bệnh có nguy cơ tiến triển nặng hơn nếu không được điều trị.
2. Giai đoạn thứ phát
Phát ban (đào ban) là biểu hiện giang mai ở nữ đặc trưng nhất. Những mảng phát ban có hình dạng “đồng xu” với màu đỏ hồng, có thể phẳng hoặc hơi nhô lên, không gây ngứa. Phát ban xuất hiện rải rác khắp cơ thể, đôi khi đi kèm với các mụn nước nhỏ xuất hiện ở miệng hoặc vùng sinh dục.
Bệnh cũng có thể gây ra các sẩn đỏ hồng với viền vảy bao quanh, thường xuất hiện ở khu vực sinh dục và hậu môn. Các sẩn này có nhiều hình dạng đa dạng, có thể trông giống mụn trứng cá, bệnh vảy nến, hoặc tổn thương hoại tử.
3. Giai đoạn cuối
Phụ nữ nhiễm bệnh thường gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối. Vi khuẩn tấn công vào các cơ quan và gây nên nhiều biến chứng ở da, xương, khớp, mắt, và hệ sinh sản.
Các chuyên gia y tế cho biết những trường hợp dễ mắc bệnh giang mai ở nữ:
◉ Quan hệ tình dục (QHTD) mà không sử dụng biện pháp bảo vệ như bao cao su.
◉ Quan hệ tình dục không an toàn với người đã nhiễm giang mai.
◉ Thường xuyên thay đổi bạn tình hoặc có QHTD với nhiều đối tác khác nhau.
◉ Có tiền sử mắc giang mai và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như HIV, lậu…
◉ Làm việc trong ngành công nghiệp tình dục hoạc tham gia hoạt động mại dâm.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán nhiễm giang mai dựa trên các yếu tố: Triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh, và các xét nghiệm chuyên biệt.
ο Hỏi về tiền sử quan hệ tình dục, sử dụng chung kim tiêm, và tiếp xúc với người có triệu chứng giang mai.
ο Kiểm tra triệu chứng lâm sàng bao gồm: Các săng trong giai đoạn đầu; phát ban, sẩn, sưng hạch bạch huyết, sốt, đau họng, mệt mỏi… trong giai đoạn thứ phát.
ο Chỉ định làm xét nghiệm kháng thể không đặc hiệu như RPR để sàng lọc ban đầu, hoặc các xét nghiệm đặc hiệu như TPPA, ELISA để xác nhận chẩn đoán. Tùy theo tình trạng và giai đoạn bệnh sẽ cần thực hiện những kiểm tra khác nhau.
Tùy thuộc vào mức độ biểu hiện của các triệu chứng và thể trạng của người bệnh mà áp dụng những phương pháp khác nhau vào hỗ trợ điều trị.
* Điều trị giang mai bằng liệu pháp miễn dịch tổng hợp
Liệu pháp miễn dịch tổng hợp là phương pháp hiện đại, hiệu quả cao trong điều trị giang mai, được nhiều cơ sở chuyên khoa uy tín áp dụng. Kỹ thuật này không chỉ tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai mà còn tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ tái phát.
Quy trình điều trị gồm 4 bước:
- Xét nghiệm: Hệ thống kiểm tra hiện đại giúp chẩn đoán chính xác, xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
- Diệt khuẩn: Kháng sinh tác động trực tiếp vào mầm bệnh, loại bỏ nhanh các triệu chứng.
- Khống chế vi khuẩn: Phá vỡ cấu trúc xoắn khuẩn, ngăn chặn sự phát triển và tái phát.
- Miễn dịch: Tăng cường đề kháng, tái tạo vùng tổn thương, thúc đẩy hồi phục.
Ưu điểm của phương pháp:
✔️ Tiêu diệt xoắn khuẩn nhanh chóng.
✔️ Đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương.
✔️ Ngăn chặn bệnh tái phát hiệu quả.
✔️ Đảm bảo an toàn, chính xác trong điều trị.
Phương pháp này mang lại hiệu quả cao, nhưng cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đạt kết quả tối ưu.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng: 1900633598 - 0346335988 để được tư vấn và thăm khám một cách nhanh chóng và kịp thời, giúp bạn tối thiểu hóa mức độ nghiêm trọng của bệnh và tối ưu hoá hiệu quả điều trị.
Địa chỉ phòng khám: Số 59 Đoàn Thị Điểm, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.
Linh hoạt giờ khám chữa bệnh từ 8h00 – 20h00 tất cả các ngày trong tuần, người bệnh có thể chọn lựa khung giờ khám phù hợp với bản thân